Lịch Khám thai định kỳ đầy đủ không chỉ là việc cần thiết. Mà còn là cơ hội để mẹ bầu và bé yêu luôn được theo dõi sát sao. Đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Đảm bảo một thai kỳ an toàn và hạnh phúc.
Tại sao cần khám thai định kỳ?
- Theo dõi sự phát triển của thai nhi: Các buổi khám giúp mẹ hiểu rõ về tình trạng và quá trình phát triển của bé yêu.
- Phát hiện sớm bất thường: Xử lý kịp thời những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
- Tư vấn dinh dưỡng và lối sống: Được hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống, luyện tập. Sinh hoạt phù hợp trong từng giai đoạn thai kỳ.
- Kết quả nghiên cứu: Những mẹ tuân thủ lịch khám thai thường có tỷ lệ bé sinh ra khỏe mạnh cao gấp 5 lần so với người không tuân thủ.
- Lịch khám thai định kỳ từng giai đoạn:
Tam cá nguyệt đầu tiên (0 – 13 tuần)
1- Lần khám thứ nhất: (Tuần 5 – 8)
Mục đích: Xác định có thai, vị trí thai, dự tính ngày sinh.
Các xét nghiệm:
- Xác định chỉ số BMI (dựa vào chiều cao và cân nặng): Đánh giá bạn có bị thừa cân, béo phì hay không
- Đo huyết áp: Xác định có bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật hay không
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra nồng độ hormoon thai kỳ. Nhằm xác định sự phát triển của thai nhi
- Siêu âm: Kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường
- Xác định ngày dự kiến sinh. Và tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối
- Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vacxin. (kháng thể bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, giang mai, HIV/AIDS, …
Tư vấn:
- Uống bổ sung acid folic nhằm ngăn ngừa các dị tật ở thai nhi
- Tư vấn về dinh dưỡng. Chế độ ăn uống và vệ sinh thực phẩm
- Từ bỏ các thói quen xấu hoặc môi trường sống. Làm việc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hút thuốc, làm việc trong môi trường độc hại, uống rượu bia,…
- Tư vấn về sàng lọc trước sinh
- Tiền sử bệnh liên quan đến thai nhi: Bạn đã từng sẩy thai, sinh non, tiền sản giật. Bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, từng có con bị dị tật bẩm sinh. Bạn hoặc người than mắc các bệnh di truyền.
2- Lần khám thứ hai: (Tuần 8 – 10)
- Mục đích: Xác định tim thai, kiểm tra sự phát triển ban đầu.
- Các xét nghiệm: Siêu âm tim thai, kiểm tra dị tật nếu có
3- Lần khám thứ ba: (Tuần 11 – 13)
Mục đích: Đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Các xét nghiệm:
Siêu âm đo độ mờ da gáy (tầm soát Down)
- Từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Xét nghiệm sinh thiết gai nhau là một xét nghiệm xâm lấn. Có nguy cơ gây sẩy thai với tỷ lệ rất thấp chỉ dưới 1%.
- Double Test, xét nghiệm máu tầm soát di truyền.
Tam cá nguyệt thứ hai (14 – 27 tuần)
4- Lần khám thứ tư: (Tuần 14 – 16)
- Mục đích: Kiểm tra dị tật bẩm sinh.
- Xét nghiệm: Siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra tim thai…..
5- Lần khám thứ năm: (Tuần 17 – 20)
Mục đích: Tầm soát dị tật thần kinh.
Các xét nghiệm:
- Khám thai: kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai
- Triple Test (phát hiện dị tật ống thần kinh).
- Siêu âm kiểm tra nước ối, nhau thai.
6- Lần khám thứ sáu: (Tuần 21 – 24)
Mục đích: Đánh giá hình thái thai nhi.
Xét nghiệm:
Siêu âm hình thái, đo chiều dài xương, kiểm tra tim mạch thai nhi.
- Chỉ số BMI
- Kiểm tra huyết áp
- Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
- Xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối
- 7- Lần khám thứ bảy: (Tuần 25 – 27)
Mục đích: Kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ, bất đồng nhóm máu. Sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
Các xét nghiệm:
- Kiểm tra chỉ số BMI
- Kiểm tra huyết áp
- Khám thai: Để tính tuổi thai và kiểm tra tim thai
- Xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Kiểm tra lượng nước ối
- Xét nghiệm máu nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ ba (28 – 42 tuần)
8- Lần khám thứ tám: (Tuần 28 – 32)
Mục đích: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn
Xét nghiêm:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm nước tiểu
Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai. Kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa
Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Để phòng bệnh uốn ván cho bé
Xét nghiệm Non – stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra. Xem em bé có nhận đủ oxy hay không
Mục đích: Theo dõi ngôi thai, tiêm phòng uốn ván.
Xét nghiệm: Siêu âm, xét nghiệm Non-stress (NST) kiểm tra sức khỏe thai nhi.
Từ tuần thứ 30 trở đi:
Đếm cử động của thai nhi: bình thường 4 lần/giờ
Tái khám khi phát hiện các bất thường: đau bụng, ra máu âm đạo, thai máy yếu và các dấu hiệu bất thường khác.
9- Lần khám thứ chín: (Tuần 33 – 36)
Mục đích: Xác định khả năng sinh thường hoặc sinh mổ.
Xét nghiệm:
- Kiểm tra cổ tử cung
- Siêu âm theo dõi thai nhi
- Kiểm tra khung chậu để xác định bạn có khả năng sinh thường hay không
- Xét nghiệm Non – stress
10- Lần khám thứ mười: (Tuần 37 – 40)
Mục đích: Theo dõi dấu hiệu sắp sinh.
Xét nghiệm: Siêu âm, kiểm tra khung chậu, đo độ giãn nở tử cung.
11- Lần khám cuối cùng: (Tuần 40 – 42)
Mục đích: Quyết định thời điểm sinh.
Xét nghiệm: Siêu âm nước ối, theo dõi tim thai…
Lưu ý đặc biệt
- Tầm soát nguy cơ: Nếu phát hiện bất thường trong các xét nghiệm. Bác sĩ có thể chỉ định thêm các thủ thuật như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.
- Số lần khám có thể thay đổi: Tùy thuộc vào sức khỏe mẹ bầu, bác sĩ sẽ đưa ra lịch khám bổ sung nếu cần.
Ghi chú các dấu hiệu bất thường: Như đau bụng, xuất huyết, thai máy yếu… cần tái khám ngay.
Khám thai định kỳ – Đầu tư cho sức khỏe mẹ và bé yêu
Hành trình thai kỳ là một trải nghiệm không thể quên với bao yêu thương và kỳ vọng. Lịch khám thai định kỳ chính là chiếc chìa khóa giúp mẹ bầu yên tâm trên hành trình chào đón thiên thần nhỏ khỏe mạnh và an toàn.
Đồng hành cùng mẹ trong mọi bước chuyển của thai kỳ. BIMTA365 tự hào mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe phụ nữ chất lượng và an toàn nhất. Tôi hiểu rằng một thai kỳ khỏe mạnh không chỉ đến từ những lần khám định kỳ mà còn từ sự chăm sóc nhẹ nhàng, chu đáo hàng ngày.
Tại BIMTA365, chúng tôi có.
Băng vệ sinh dành riêng cho mẹ bầu và sau sinh: Thiết kế mềm mại, kháng khuẩn, an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm.
Hỗ trợ tư vấn miễn phí: Để mẹ bầu luôn có thông tin chính xác về sức khỏe, lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.