Dậy thì sớm đang ngày càng phổ biến, khiến nhiều phụ huynh lo lắng về những thay đổi tâm sinh lý khi trẻ chưa sẵn sàng. Quan hệ tình dục sớm và nhiều vấn đề khác. Vậy, trẻ 7-9 tuổi có kinh nguyệt có sao không?
1. Trẻ 7-9 tuổi có kinh nguyệt có vấn đề gì không?
Nhiều phụ huynh băn khoăn về việc con gái mình có kinh nguyệt từ 7-9 tuổi. Khi trẻ bắt đầu có kinh nguyệt và ngực phát triển, đó là dấu hiệu của tuổi dậy thì. Ở nước ta, việc trẻ dậy thì sớm còn khá hiếm. Nhưng lại phổ biến hơn ở các nước phương Tây. Độ tuổi trung bình cho dấu hiệu dậy thì ở các bé gái thường là từ 12-15 tuổi, Tuy nhiên đây chỉ là độ tuổi trung bình qua thông kê của đa số các trường hợp. Nhưng hiện nay, dậy thì sớm đang gia tăng.
Cùng với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của môi trường, dẫn đến tình trạng dậy thì sớm là khá phổ biến hiện nay. Vì vậy, trẻ 9 tuổi có kinh nguyệt thì các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, lắng nghe con hơn. Vì đây là thời điểm khá nhạy cảm với trẻ trong việc thay đổi về mặt tâm sinh lý, tính cách khá nhiều.
Nếu con bạn 7 hoặc 8 tuổi có kinh nguyệt, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của dậy thì sớm. Cần được chẩn đoán để tránh nhầm lẫn với chứng vú phát triển sớm – một tình trạng rối loạn lành tính.
2. Khi nào mới được gọi là dậy thì sớm?
Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, gây ra những thay đổi về tâm lý, nhu cầu tình dục sớm, ảnh hưởng đến chiều cao và việc học tập. Theo các bác sĩ, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái bao gồm vú phát triển, mọc lông mu và hành kinh.
3. Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm
Tình trạng xuất hiện các dấu hiệu của dậy thì sớm. Một quá trình phát triển bên trong cơ thể khá phức tạp. Nguyên nhân có thể không chỉ do yếu tố về gen. Mà còn liên quan đến sự tác động trực tiếp của môi trường xã hội. Do đó, ngày nay tỉ lệ dậy thì sớm gia tăng đáng kể, với một số nguyên nhân được liệt kê dưới đây:
Dậy thì sớm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng cải thiện, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
- Ô nhiễm môi trường từ các chất hóa học.
- Thừa cân, béo phì.
- Lạm dụng hormone và thực phẩm bổ sung không đúng cách.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.
- Ảnh hưởng từ yếu tố xã hội và tâm lý.
4. Làm thế nào để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ?
Cha mẹ cần trang bị kiến thức về dậy thì sớm để giải đáp cho con. Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh cho trẻ từ nhỏ. Hạn chế sử dụng thực phẩm chức năng, tránh cho trẻ tiếp xúc với các hình ảnh, phim ảnh không phù hợp. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao để tăng chiều cao và giảm nguy cơ béo phì.
Bimta365 hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh về việc trẻ 7-9 tuổi có kinh nguyệt có sao không. Điều quan trọng là cha mẹ cần quan tâm đến những thay đổi tâm sinh lý của trẻ, giúp con vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng.