12 Câu Hỏi Phổ Biến Về Kinh Nguyệt Ở Tuổi Mới Lớn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Sản phụ khoa. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Về câu hỏi phổ biến liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt tuổi dạy thì.

Bước vào tuổi dậy thì. Những thay đổi trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé gái. Trong đó, hiện tượng kinh nguyệt chắc chắn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Dưới đây là 12 câu hỏi phổ biến và các giải đáp giúp các bé, hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt. Cách chăm sóc bản thân tốt hơn.

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Tuổi Mới Lớn
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều có đáng lo ngại không?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là hiện tượng khá bình thường, đặc biệt trong vài năm đầu tiên kể từ thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do căng thẳng, vận động nhiều, yếu tố bệnh tật hoặc tăng giảm cân nhanh. Nếu không có kinh nguyệt liên tiếp trong hơn 2 chu kỳ, bạn nên gặp bác sĩ.

  • Băng vệ sinh có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng sốc nhiễm độc (TSS)?

ăng vệ sinh hiếm khi gây ra TSS. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn hãy thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ hoặc khi thấy bẩn. Nếu có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn hoặc phát ban, hãy đi khám ngay.

  • Số lượng máu trong thời gian hành kinh bao nhiêu là nhiều quá mức?

Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 3 – 4 muỗng máu. Nếu bạn cần sử dụng hơn 10 miếng băng vệ sinh mỗi ngày hoặc thay băng vệ sinh mỗi giờ, hãy đi khám bác sĩ.

Thời gian diễn ra kinh nguyệt kéo dài bao nhiêu ngày?

Thời gian hành kinh trung bình từ 3 – 5 ngày, có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Nếu thời gian kéo dài hơn hoặc ngắn hơn khoảng này, bạn nên gặp bác sĩ.

Tại sao băng vệ sinh lại có nhiều kích cỡ khác nhau?

Băng vệ sinh được thiết kế để phù hợp với lượng máu kinh của mỗi người. Bạn nên chọn loại phù hợp và thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

  • Có thể mang thai trong thời gian diễn ra kinh nguyệt không?

Có, bạn vẫn có thể mang thai nếu quan hệ tình dục trong thời gian hành kinh. Hãy tư vấn bác sĩ về các biện pháp tránh thai an toàn.

  • Giảm đau trong thời gian diễn ra kinh nguyệt bằng cách nào?

Để giảm đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen, dùng khăn chườm ấm ở lưng dưới và vùng bụng, tắm nước ấm và tránh các chất kích thích như cafe, thuốc lá.

  • Vì sao trong thời gian kinh nguyệt lại cảm thấy phù?

Nước được giữ lại nhiều hơn trong cơ thể. Trong thời gian kinh nguyệt, gây cảm giác phù. Hãy ăn ít muối và hạn chế uống cafe.

  • Có nên sử dụng loại băng vệ sinh có độ thấm hút cao không?

Chọn băng vệ sinh thấm hút mạnh hay yếu tùy thuộc vào lượng máu kinh. Nếu băng vệ sinh gây đau hoặc dị ứng, hãy chuyển sang loại khác.

chu kỳ kinh nguyệt
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Tuổi Dạy Thì

Tại sao phụ nữ lại thèm đồ ăn vặt trong thời gian của chu kỳ kinh ngyệt?

Hormone là nguyên nhân chính gây ra cảm giác thèm ăn. Hãy chọn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, cá hồi, các loại hạt thay vì đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.

  • Làm thế nào để kiểm soát các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)?

Tập thể dục, không ăn thức ăn mặn và hạn chế cafe trong tuần trước khi có kinh nguyệt có thể giúp giảm triệu chứng PMS. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, hãy gặp bác sĩ.

  • Kinh nguyệt vẫn diễn ra có thể loại trừ khả năng có thai không?

Trong một số ít trường hợp, phụ nữ vẫn có thể hành kinh sớm trong kỳ mang thai. Nếu chảy máu không bình thường hoặc cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi. Hãy gặp bác sĩ để kiểm tra.
Chia sẻ: Các bé gái nên nắm rõ thông tin và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. Qua việc hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt và các hiện tượng liên quan.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *